Plugin Là Gì? Cách Tải Và Cài Đặt Plugin Cho WordPress!

Việc cài đặt Plugin sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho bạn khi xây dựng và phát triển website. Vậy thì cụ thể Plugin là gì? và cách tải cũng như cài Plugin cho WordPress như thế nào? Hôm nay, hãy cùng WordPress khám phá những nội dung thú vị xoay quanh chủ đề này nhé!

Plugin là gì?

Plugin được thiết kế để mở rộng chức năng cho WordPress, cho phép bạn thêm các tính năng mới hoặc tùy biến các tính năng hiện có của WordPress mà không cần sửa đổi mã nguồn. Ví dụ, bạn có thể dùng plugin để tạo form liên hệ, tăng tốc độ website, bảo vệ website khỏi hacker hay thay đổi giao diện website.

giới thiệu plugin là gì
Sơ lược về Plugin

Vì sao nên cài đặt Plugin cho WordPress?

WordPress là một nền tảng linh hoạt nhưng nó không thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của người dùng. Thế nên, Plugin ra đời để giúp tận dụng tối đa tiềm năng của WordPress bằng cách cung cấp các giải pháp cho những vấn đề cụ thể. Với Plugin bạn có thể:

  • Tăng cường chức năng và hiệu suất của website
  • Tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng và khách hàng
  • Nâng cao tính bảo mật và an toàn của website
  • Tối ưu hóa SEO
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng website

Plugin gồm những loại nào?

Có hàng ngàn loại plugin khác nhau cho WordPress và được phân loại theo các chủ đề, mục đích khác nhau. Tuy nhiên, có một số loại plugin cơ bản mà bạn nên cài đặt cho website của mình, bao gồm:

Plugin tối ưu

nhomg plugin tối ưu
Nhóm Plugin tối ưu sẽ giúp tối ưu hình ảnh, tệp, tốc độ tải trang một cách hiệu quả

Plugin tối ưu là những plugin giúp cải thiện tốc độ tải trang, giảm dung lượng file, nén ảnh, và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu. Những plugin này giúp website hoạt động nhanh hơn, giảm tỷ lệ thoát trang và từ đó, tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Một số plugin tối ưu phổ biến là:

  • WP Rocket: plugin tăng tốc website toàn diện bao gồm các tính năng như lưu trữ bộ nhớ đệm, tối ưu hóa file CSS và JS và tích hợp với các dịch vụ CDN.
  • Smush: cho phép nén ảnh mà không làm giảm chất lượng và xóa dữ liệu không cần thiết từ ảnh.
  • WP-Optimize: dọn dẹp và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu giúp bạn xóa bỏ các bản ghi thừa, sửa lỗi cơ sở dữ liệu và lập lịch tự động dọn dẹp.

Plugin bảo mật

nhóm plugin bảo mật
Nhóm Plugin bảo mật giúp bảo vệ sự an toàn cho website

Plugin bảo mật là những plugin giúp bảo vệ website khỏi các mối đe dọa như hacker, malware, spam và các cuộc tấn công khác. Những plugin này giúp bạn nâng cao tính bảo mật và an toàn của website từ đó tránh mất dữ liệu và khôi phục website khi có sự cố một cách hiệu quả hơn. Một số plugin bảo mật phổ biến là:

  • Wordfence: bảo mật toàn diện cho website bao gồm các tính năng như firewall, quét malware, bảo vệ đăng nhập và theo dõi truy cập.
  • iThemes Security: bảo mật đa năng cho website với các tính năng như khóa địa chỉ IP, giới hạn số lần đăng nhập sai, đổi tên đường dẫn đăng nhập và sao lưu cơ sở dữ liệu.
  • Akismet: chống spam giúp lọc và xóa các bình luận và trackback spam.

Plugin lưu trữ

nhóm plugin lưu trữ
Nhóm Plugin lưu trữ giúp đảm bảo các nội dung, hình ảnh, dữ liệu không bị ảnh hưởng khi gặp sự cố

Plugin lưu trữ là những plugin giúp sao lưu và khôi phục website một cách dễ dàng và nhanh chóng. Những plugin này giúp bảo toàn dữ liệu của website, phòng tránh mất mát do lỗi kỹ thuật, hacker hoặc do nhầm lẫn. Một số plugin lưu trữ phổ biến là:

  • UpdraftPlus: lập lịch sao lưu tự động, lưu trữ sao lưu trên các dịch vụ đám mây và khôi phục website chỉ với một cú nhấp chuột.
  • BackupBuddy: sao lưu toàn bộ website bao gồm cả file và cơ sở dữ liệu, lưu trữ sao lưu trên các dịch vụ đám mây hoặc email và khôi phục website dễ dàng.
  • Duplicator: sao lưu website dưới dạng gói zip, chuyển website từ máy chủ này sang máy chủ khác hoặc tạo ra các bản sao website để thử nghiệm.

Cách tải và cài đặt Plugin cho WordPress

Có ba cách chính để tải và cài đặt plugin cho WordPress, bao gồm:

Cài đặt từ thư viện Plugin

Đây là cách đơn giản và phổ biến nhất để cài đặt plugin cho WordPress. Bạn cần thực hiện theo những bước sau:

  • Đăng nhập vào WordPress
  • Chọn mục Plugin > Thêm/ Cài mới trên thanh menu bên trái
cài đặt plugin trên wordpress
Vào cài đặt và thêm mới Plugin
  • Nhập tên hoặc từ khóa của plugin muốn cài đặt vào ô tìm kiếm ở góc trên bên phải
tìm kiếm plugin muốn cài đặt
Tìm Plugin muốn cài đặt
  • Tìm plugin phù hợp với nhu cầu trong danh sách kết quả và nhấn nút Cài đặt ở dưới tên plugin
  • Sau khi plugin được cài đặt xong, nhấn nút Kích hoạt để kích hoạt plugin trên website
  • Tùy chỉnh những thiết lập có trong plugin

Cài đặt thủ công từ tệp plugin

Đây là cách thường được dùng khi muốn cài đặt một plugin không có trong thư viện plugin của WordPress hoặc cài đặt một phiên bản khác của plugin. Bạn cần làm theo các bước sau:

  • Tải xuống tệp plugin dưới dạng zip ví dụ như trang web chính thức của plugin hoặc thư viện plugin của WordPress
  • Giải nén tệp plugin và lưu trữ nó ở một nơi dễ tìm
  • Đăng nhập vào WordPress
  • Chọn mục Plugin > Thêm/ Cài mới trên thanh menu bên trái
  • Nhấn nút Tải lên plugin ở góc trên bên trái
tải lên plugin trên wordpress
Tải Plugin lên WordPress
  • Nhấn nút Chọn tệp và chọn tệp plugin đã giải nén ở bước trên
  • Nhấn nút Cài đặt
  • Sau khi plugin được cài đặt xong, nhấn nút Kích hoạt để kích hoạt plugin trên website của bạn
  • Tùy chỉnh những thiết lập có trong plugin

Cài đặt plugin bằng FTP

Đây là cách phức tạp và ít được sử dụng nhất, bạn chỉ nên dùng cách này khi bạn gặp vấn đề với hai cách trên hoặc bạn có kinh nghiệm về FTP. Bạn cần làm theo các bước sau:

  • Tải xuống và cài đặt một phần mềm FTP, ví dụ như FileZilla hoặc các phần mềm FTP khác.
  • Tải xuống tệp plugin dưới dạng zip
  • Giải nén tệp plugin và lưu trữ ở một nơi dễ tìm
  • Mở phần mềm FTP và kết nối với máy chủ web bằng cách nhập tên máy chủ, tên người dùng, mật khẩu
  • Tìm đến thư mục wp-content/plugins trên máy chủ web
  • Kéo và thả tệp plugin đã giải nén ở bước trên vào thư mục wp-content/plugins
  • Đăng nhập vào WordPress
  • Chọn mục Plugin > Plugin đã cài đặt trên thanh menu bên trái
  • Tìm plugin vừa tải lên và nhấn nút Kích hoạt để kích hoạt plugin trên website
  • Tùy chỉnh những thiết lập có trong plugin

Lưu ý khi cài đặt plugin

Khi cài đặt plugin cho WordPress, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn những plugin uy tín và được cập nhật thường xuyên, tránh những plugin lỗi thời, ít đánh giá hoặc có nguồn gốc không rõ ràng
  • Kiểm tra khả năng tương thích của plugin với phiên bản WordPress hiện tại nhằm hạn chế sự xung đột giữa các Plugin hoặc làm chậm tốc độ của website
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thiết lập của plugin, tránh những plugin quá phức tạp hoặc khó hiểu
  • Sao lưu website trước khi cài đặt plugin để có thể khôi phục khi có sự cố
  • Giới hạn số lượng plugin cài đặt trên website và chỉ cài đặt những plugin thực sự cần thiết, gỡ bỏ những plugin không sử dụng

Plugin là những công cụ hỗ trợ quan trọng và cần thiết trong việc xây dựng website. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức về chủ đề Plugin là gì cũng như cách cài đặt và sử dụng Plugin cho wordpress. Đừng quên đón chờ thêm nhiều bài viết thú vị của Toppage.vn về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực Website nói riêng và Digital Marketing nói chung nhé!

Xem thêm: Nhúng Fanpage Vào Website Chỉ Với 4 Bước Nhanh Gọn!